Thủ đô là “điểm hẹn” văn hóa của cả nước với những lễ hội mang đậm nét đẹp truyền thống của người Việt. Đây cũng chính là điểm nhấn thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến du lịch Hà Nội.
Lễ hội đền Cổ Loa
Lễ hội đền Cổ Loa có nguồn gốc từ lâu đời. Nhằm tưởng nhớ vị vua vĩ đại An Dương Vương Thục Phán đối với đất nước ta. Và thể hiện vẻ đẹp tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Lễ hội diễn ra trong vòng 10 ngày. Từ mồng 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Lễ hội được chia thành 2 phần: lễ và hội. Khách du lịch Hà Nội có thể đến tham gia nhiều hoạt động thú vị như:
Phần lễ: được tổ chức long trọng với đám rước 12 chiếc kiệu. Được khiêng đi vòng quanh giếng Trọng Thủy và dừng lại ở cổng làng. Cùng với nhiều hoạt động truyền thống, nghi thức chia tay lễ vào ngày cuối cùng.
Phần hội: có các trò chơi dân gian như: kéo co, đấu vật, thi thổi cơm, đánh đu, xem hát ca trù, đốt pháo hoa,…
Địa điểm: làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ mồng 6 đến ngày 16 tháng Giêng Âm lịch.
Hội chùa Hương
Hội chùa Hương là một trong những lễ hội ở Hà Nội có quy mô lớn nhất của cả nước. Thu hút đông đảo du khách thập phương vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Lễ được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội. Đến với lễ hội này ai cũng mong muốn thỉnh Phật được những điều bình an, may mắn. Ngoài ra, du khách còn được ngồi thuyền ngắm dòng suối Yến mộng mơ, khám phá động Hương Tích, leo núi, nghe hát dân ca,…
Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ mồng 6 tháng Giêng, kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch.
Lễ hội làng nghề Bát Tràng
Lễ hội làng nghề Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề làm gốm lâu đời của ông cha để lại. Mặt khác, đây còn là dịp để mọi người đến cầu mong những điều bình an và may mắn cho năm mới. Lễ hội được tổ chức ở đình làng Bát Tràng từ 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hằng năm. Có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như: rước nước, tắm bài vị và cuối cùng là rước bài vị ra đình. Tham dự sự kiện này, khách du lịch Hà Nội có cơ hội được xem chơi cờ người và nghe hát thờ.
Địa điểm: đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hằng năm.
Lễ hội Võng La
Lễ hội Võng La được người dân và khách du lịch Hà Nội đến tham gia vì có nhiều lễ nghi cũng như tục lệ đặc sắc.
Lễ hội này được chia làm 2 kỳ hội: tháng Giêng và tháng tám Âm lịch. Trong những ngày lễ hội có nhiều trò chơi được tổ chức, các hoạt động văn hóa như: múa sênh tiền, múa sư tử, hát quan họ, hát văn, hát chèo, cuộc thi cờ tướng, đu tre, chọi gà, đá bóng, bóng chuyền…
Địa điểm: đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng.
Lễ hội chùa Thầy
Lễ hội chùa Thầy là nghi lễ linh thiêng trong văn hóa người Việt. Trong đó phải kể đến những nghi lễ như: Mộc Dục (tắm tượng), cúng an vị, lễ tế và lễ rước. Bên cạnh đó còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn: múa rối nước tại Thủy Đình, bịt mắt đập niêu… Đặc biệt, khi đến chùa Thầy, bạn sẽ có dịp vãn cảnh núi non, hít thở không khí trong lành.
Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 Âm lịch.
Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn
Lễ hội này gắn liền với truyền thuyết về anh hùng dân tộc – Thánh Gióng. Và là dịp để tưởng nhớ công ơn đánh đuổi giặc Ân của người Việt. Hội Gióng được tổ chức vào tháng Giêng, vào ngày mồng 6 đến mồng 8 Âm lịch hằng năm. Có nhiều nghi thức trang nghiêm mang đậm văn hóa dân gian trong hội như: rước voi, khai quang, dâng hoa đền Thượng. Cùng chuỗi hoạt động chuẩn bị vật tế tại lễ hội truyền thống ở Hà Nội rất công phu như: đan voi, rước voi, rước cỏ voi, rước giò hoa tre… Trải qua nhiều năm tháng, lễ hội đền Gióng vẫn giữ nguyên được nét đẹp về giá trị văn hóa và tinh thần.
Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh
Lễ hội đền Hai Bà Trưng thường được người dân địa phương gọi là lễ hội Hạ Lôi. Được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ công ơn của 2 vị nữ anh hùng. Vùng đất Mê Linh mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả bởi đây chính là nơi chứng kiến thời thơ ấu của họ. Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng Giêng. Đây cũng là ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.
Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu từ đình Hạ Lôi về đền Hai Bà Trưng, cùng hoạt động tế lễ theo nghi thức truyền thống địa phương. Từ trong sân đền, kiệu Bà Trưng Trắc đi trước, nhưng khi ra khỏi cổng đền, kiệu Bà Trưng Trắc dừng lại bên phải đường để kiệu Bà Trưng Nhị đi trước. Lễ hội với phần rước kiệu độc đáo hòa trong không khí rộn rã và uy linh đã thu hút hàng vạn người dân.
Địa điểm: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: ngày mồng 6 tháng Giêng.
Lễ hội làng Lệ Mật
Lễ hội là dịp để người dân Lệ Mật tưởng nhớ Thành hoàng làng Hoàng Đức Trung. Người có công lớn trong việc đưa người nghèo từ làng Lệ Mật tới vùng kinh đô khẩn hoang. Lập ra 13 trại ở tây thành Thăng Long (quận Ba Đình ngày nay). Lễ hội làng Lệ Mật được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra lễ rước nước quanh giếng làng. Rước cá chép vào đình, rước cỗ 13 trại từ Ba Đình về đình làng. Điểm nhấn của lễ hội đó là phần múa rắn nghệ thuật. Rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái sẽ bị hạ gục bằng ý chí và sức mạnh của người con họ Hoàng. Ngoài ra lễ hội còn thu hút nhiều du khách với phần thi nấu ăn được nấu từ cá, ếch, rắn.
Địa điểm: làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Thời gian diễn ra: ngày 23/3 Âm lịch.
Theo iVIVU.com